Loading...
Skip to main content

TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH KHÁNH HÒA TỔNG KẾT CÔNG TÁC HÒA GIẢI – ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN NHIỆM KỲ 2021 – 2023

(30/01/2024 09:46)

Chiều ngày 28/12/2023, TAND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Khánh Hòa, nhiệm kỳ 2021 – 2023.

Quá trình triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Chánh án TAND tỉnh đã xem xét, lựa chọn và bổ nhiệm được 49 hòa giải viên, phân bổ về cho các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân hai cấp để tiến hành làm việc. Kết quả hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án của toàn tỉnh trong giai đoạn từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2023, số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án nhận chuyển qua hòa giải, đố thoại tại Tòa án là 5.946 đơn, trong đó dân sự 1.499 đơn, hôn nhân và gia đình 4.378 đơn, kinh doanh thương mại 46 đơn, lao động 12 đơn, hành chính 69 đơn. Trong đó, số lượng các vụ, việc hòa giải thành là 3.425 vụ, việc, chiếm tỷ lệ 57,5%.

C:\Users\HA\Desktop\bài viết tháng 1\hậu\công tác hòa giải đối thoại.jpg

Tại Hội nghị, các hòa giải viên cũng trình bày những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc qua quá trình thực tiễn ba năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể: Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ ràng, giải đáp được các vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật. Việc áp dụng pháp luật trong quá trình hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã đi đến thống nhất. Hòa giải viên là những người có tâm huyết, có kỹ năng nghiệp vụ, đã được tham dự đầy đủ các buổi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và giàu kinh nghiệm sống, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng để tìm được nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn, giải tỏa những bức xúc của các đương sự, tạo sự tin tưởng và thiện cảm đối với người dân nên công tác hòa giải, đối thoại tại một số đơn vị đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, một số khó khăn thách thức trong quá trình thực hiện như phần đông nhân dân chưa thực sự hiểu rõ những lợi ích mà việc hòa giải, đối thoại mang lại nên không đồng ý lựa chọn hòa giải, đối thoại, chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết. Hiện nay, chưa có biên chế Thư ký giúp việc cho Trung tâm Hòa giải trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ cũng như tống đạt văn bản. Các văn bản, quyết định không có con dấu riêng của đơn vị hòa giải, đối thoại mà chỉ có chữ ký của hòa giải viên cùng với đóng dấu treo Toà án nơi hòa giải viên đó làm việc tạo tâm lý không tin tưởng của người dân khi nhận được thông báo của Hoà giải viên.

Kết thúc chương trình, Hội nghị trao tặng Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên.

C:\Users\HA\Desktop\bài viết tháng 1\hậu\công tác hòa giải đối thoại1.jpg

Trung Hậu


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 13
cdscv