VBQPPL:
- Luật Tổ chức TAND (các điều 65, 76 và 77)
- Quyết định số 87/QĐ-HĐTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC.
• Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức TAND và các luật có liên quan (khoản 2 Điều 65 Luật Tổ chức TAND).
• Những việc Thẩm phán không được làm:
- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
• Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán làm nhiệm vụ (khoản 3 Điều 16 Luật Tổ chức TAND).
• Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 53 BLTTHS, Điều 52 BLTTDS, Điều 46 Luật TTHC).