VBQPPL:
- Luật Tổ chức TAND (Điều 76)
-BLTTHS (Điều 17 và Điều 34)
- BLTTDS (Điều 13 và Điều 46)
- Luật TTHC (Điều 22 và Điều 36)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán có trách nhiệm trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án; giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật; học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án. Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật (Điều 76 Luật Tổ chức TAND, Điều 13 BLTTDS , Điều 17 BLTTHS, Điều 22 Luật TTHC).
• Thẩm phán có trách nhiệm giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự (khoản 3 Điều 22 Luật TTHC, khoản 3 Điều 13 BLTTDS ).
• Khi tiến hành tố tụng, Thẩm phán phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình như: phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết (Điều 8 BLTTHS); bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản, chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 11, 12 BLTTHS); phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội (Điều 15 BLTTHS); có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định (Điều 16 BLTTHS).