Loading...
Skip to main content

10 sự kiện tiêu biểu của hệ thống Tòa án nhân dân năm 2019

Năm công tác 2019, Tòa án nhân dân các cấp chủ động nắm bắt tình hình, đẩy mạnh thực hiện thành công các giải pháp đột phá nên các mặt công tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trước thềm xuân mới Canh Tý 2020, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao trân trọng giới thiệu 10 sự kiện tiêu biểu của hệ thống Tòa án nhân dân năm 2019.

1. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

Ngày 14/01/2019, phát biểu chị đạo tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

Trong bộ máy Nhà nước ta, Toà án nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tích của Tòa án nhân dân và giao cho hệ thống Tòa án nhân dân các nhiệm vụ quan trọng là:

C:\Users\computer\Desktop\Tồng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.JPG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

“Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng Ngành, thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ Thẩm phán thanh liêm, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, có tấm lòng nhân ái; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong Toà án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực trong các hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp”.

2. Hệ thống Tòa án nhân dân hoàn thành nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu quan trọng Quốc hội giao

Năm 2019, số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án tập trung thực hiện tốt nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác xét xử nên đã hoàn thành những chỉ tiêu quan trọng do Quốc hội giao.

Trong năm qua, các Tòa án đã thụ lý 554.269 vụ việc, đã giải quyết được 494.403 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,2%); số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.Không để xảy ra việc kết án oan người không có tội;tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,13% (giảm 0,03% so với cùng kỳ năm 2018). Chất lượng hoạt động của các Tòa án đã nâng lên, hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầucơ bản mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, trong đó một số chỉ tiêu Quốc hội đề ra đã được hoàn thành vượt mức.

3. Tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng lớn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ

Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tòa án nhân dân với vị trí, vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp đã đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng. Riêng năm 2019, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn.

xet xu.jpg

Xét xử vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG

Kết quả xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ýáp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại. Đồng thời, cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

4. Ban hành nhiều Nghị quyết, Án lệ, Giải đáp vướng mắc, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế

Năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn xét xử thông qua việc tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về thực tiễn thi hành pháp luật như: về giám đốc thẩm, tái thẩm; về biện pháp khẩn cấp tạm thời; về pháp luật kinh doanh bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm phi nhân thọ; về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;… Qua đó, tiếp nhận 194 vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp để nghiên cứu, giải đáp giúp cho các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.Đã ban hành hơn 40 văn bản giải đáp về hơn 150 vấn đề vướng mắc của các Tòa án.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 08 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Những Nghị quyết này đã thống nhất nhận thức trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là các vấn đề nóng, dư luận bức xúc, các cơ quan tiến hành tố tụng đang có nhận thức khác nhau như: xâm hại tình dục; bảo hiểm xã hội; tội rửa tiền;...

án lệ.jpg

Hội thảo về án lệ

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Nghiên cứu xây dựng cuốn “Án lệ và Bình luận - Quyển II” và hoàn thiện Giáo trình “Án lệ và thực tiễn xét xử”; công bố mới 13 án lệ, nâng tổng số án lệ đã được công bố là 29 án lệ; và tiếp tục nghiên cứu, xây dựng 17 dự thảo án lệ.

Tòa án nhân dân tối cao đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Quốc thông qua 08 dự án luật, đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng 04 dự án luật; đồng thời, đang phối hợp xây dựng,tham gia góp ý kiến đối với nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hữu quan xây dựng.

5. Xây dựng và trình Quốc hội Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trên cơ sở thí điểm thành công tại 16 tỉnh, thành phố

Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả đã hòa giải thành, đối thoại thành được 36.985 vụ việc, trên tổng số 47.493 vụ việc, đạt tỷ lệ 78,08%. Như vậy, số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành đã giúp các Tòa án không phải xét xử 36.985 vụ việc, qua đó ước tính tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 150 tỷ đồng. Kết quả thí điểm đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống, xã hội, phù hợp với xu hướng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp thay thế phương thức xét xử của nhiều quốc gia trên thế giới.

tơ trinh.jpg

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày tờ trình về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Trên cơ sở tổng kết kết quả thí điểm, Tòa án nhân dân tối cao đề xuất và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho chủ trì biên soạn Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

6. Đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với các Tòa án

Trong năm qua, Tòa án nhân dân tối cao đã đổi mới công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật thông qua việc tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với Tòa án các cấp để trao đổi, giải đáp những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử.Đây là giải pháp mới trong hướng dẫn áp dụng pháp luật, có tác dụng thiết thực nên đã thu hút được đông đảo các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên toàn quốc tham gia.

Đây là giải pháp mới trong hướng dẫn áp dụng pháp luật, có tác dụng thiết thực nên đã thu hút được đông đảo các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên toàn quốc tham gia.

CUBA.jpg

Chánh án Tòa án Tối cao Singapore Sundaresh Menon chia sẻ kinh nghiệm đối với Thẩm phán, người giữ chức danh tư pháp của Tòa án nhân dân các cấp Việt Nam thông qua hội nghị trực tuyến

Đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ trực tuyến cho hơn 15.000 Thẩm phán, Thẩm tra viên, thư ký. Giảng viên là các chuyên gia, giáo sư có kinh nghiệm trong nước và quốc tế đến từ Trung Quốc, Đức, Úc, Sing ga po... để các cán bộ, công chức, người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tòa án Quân sự các cấp

Ngày 26/4/2019, Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị liên tịch để trao đổi và đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ cho tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án Quân sự.Thực hiệnThông báosố 408-TB/VPQU-VPBCSĐ, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Bộ Quốc phòngtriển khai thực hiện và đã thu được những kết quả quan trọng như:

hoi nghị.jpg

Hội nghị liên tịch giữa Thường vụ Quân ủy Trung ương với Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao

- Rà soát đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp tại các Tòa án quân sự để sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành Tòa án quân sự theo quy định;

- Triển khai tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp Học viện Tòa án vào phục vụ trong quân đội và ngành Tòa án quân sự. Đề xuất gửi cán bộ đi đào tạo tại Học viện Tòa án;

- Thực hiện tăng cường Thẩm phán Tòa án Quân sự tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa án nhân dân địa phương;

- Ngày 30/12/2019, Tòa án nhân dân tối cao đã khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống truyền hình trực tuyến đến các Tòa án quân sự cấp quân khu đồng bộ với hệ thống trực tuyến của Tòa án nhân dân;

- Về chủ trương xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp trụ sở làm việc và mua sắm trang thiết bị cho các Tòa án quân sự.

8. Tổ chức thành công Chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao giữa Tòa án nhân dân hai nước Việt Nam – Lào

Trải qua 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào đang ngày càng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư pháp và hợp tác giữa Tòa án hai nước.

le khai mac.jpg

Giao lưu thể thao, văn nghệ giữa Tòa án nhân dân hai nước Việt Nam-Lào

Giao lưu văn nghệ, thể thao giữa Tòa án nhân dân hai nước Việt Nam-Lào là sự kiện mang nhiều ý nghĩa, lần đầu tiên được Tòa án nhân dân tối cao hai nước phối hợp tổ chức; đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Tòa án, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn trong cả hoạt động văn nghệ, thể thao; góp phần làm sâu đậm thêm tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc Việt - Lào anh em.

9. Xây dựng trụ sở mới, đón nhận bằng xếp hạng di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia và trùng tu trụ sở Tòa án nhân dân tối cao

Ngày 17/9/2019, Tòa án nhân dân tối cao đã khởi công xây dựng trụ sở làm việc mới tại số 43 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công trình trụ sở mới khi được hoàn thành cùng với trụ sở tại số 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ phối kết với không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh, tạo thành một quần thể các công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử thống nhất; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, thể hiện được bề dầy lịch sử, mang ý nghĩa to lớn, trở thành một công trình tiêu biểu của hệ thống Tòa án nhân dân; góp phần tô điểm thêm không gian kiến trúc của thủ đô Hà Nội.

phó thủ.jpg

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kiểm tra công trình xây dựng trụ sở làm việc mới của Tòa án nhân dân tối cao

Ngày 16/12/2019, Tòa án nhân dân tối cao vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia đối với trụ sở Tòa án nhân dân tối cao tại số 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện trụ sở Toà án nhân dân tối cao được xếp hạng di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia thể hiện công trình không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, nghệ thuật mà còn thể hiện tầm vóc, sự uy nghiêm của cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước. Đây là niềm tự hào của cán bộ, công chức hệ thống Toà án nhân dân nói chung và Toà án nhân dân tối cao nói riêng.

Cùng với việc khởi công xây dựng trụ sở làm việc mới, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành các hoạt động trùng tu, tôn tạo trụ sở làm việc tại số 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lâu dài của di tích, qua đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ Tòa án nhân dân về giá trị lịch sử, truyền thống vẻ vang của Tòa án nhân dân.

10. Lựa chọn Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2020), Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch triển khai và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Nhân vật lịch sử tiểu biểu trong hoạt động xét xử để tổ chức tìm hiểu và xây dựng nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.

hoi thao.jpg

Hội thảo khoa học nhân vật lịch sử tiêu biểu tro ng hoạt động xét xử

Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức nghiên cứu các nhân vật lịch sử; đồng thời tiếp nhận các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà sử học về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chứcHội thảo khoa học cấp quốc gia đểcác nhà khoa học thảo luận về các nhân vật lịch sử. Trên cơ sở kết quả hội thảo đã tổ chức lấy ý kiến lựa chọn của cán bộ, công chức trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân. Kết quả các Tòa ánđã thống nhất lựa chọn nhân vật lịch sử Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam.

· Tiểu sử

Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, là con cả của Vua Lý Thái Tổ. Với 27 năm trị vì (từ 1028 đến 1054), Vua Lý Thái Tông đã thực sự đưa Vương triều và đất nước bước vào giai đoạn thái bình thịnh trị. Vua Lý Thái Tông là vị vua khai mở nền thái bình Đại Việt, trở thành vị Hoàng đế tiêu biểu nhất trong bảo vệ công lý và hoạt động xét xử dưới thời quân chủ Việt Nam.

· Công trạng trong lĩnh vực xét xử

- Ban hành bộ luật Hình thư – Bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử nước ta;

- Đúc chuông để người dân đến bày tỏ nỗi oan ức để được thấu xét;

- Xét xử nhiều vụ án nổi tiếng trong lịch sử như: vụ án Loạn tam Vương, Nùng Trí Cao...;

- Truyền dạy, đào tạo con trai trưởng là Lý Thánh Tông trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi Hoàng đế.

Việc tìm hiểu và xây dựng nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm tiếp tục ghi nhận, tri ân những đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc; góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong hệ thống Tòa án và nhân dân cả nước mà còn là cơ sở xây dựng cho hệ thống Tòa án nhân dân một nhân vật lịch sử thực sự tiêu biểu, đại diện cho hoạt động xét xử của Việt Nam, là biểu tượng của công lý trong lịch sử Việt Nam.

Nguyên Anh


Up to Top